Cũng như dân tộc Kinh, Người Thái
trắng xã Ngọc Chiến cũng bắt cá chép để làm lễ vật cúng tiễn ông Táo về trời.
Nhưng về cách thức thực hiện thì lại khác.
Nếu
người Kinh cúng vào ngày 23 tháng Chạp, thì người Thái ở đây lại bắt đầu từ
ngày 25 tháng chạp. Đúng trưa ngày 25 tháng Chạp, người dân tháo ao để bắt cá chép cúng ông
Táo và lấy các loại cá khác để chuẩn bị thực phẩm đón tết.
Cá
chép được bắt lên, lựa chọn những con to, béo, đẹp để làm lễ vật; nhà có điều
kiện thì lấy đến 5 con hoặc nhiều hơn, nhà khó khăn thì cũng mua cho mình vài
con để làm lễ cúng...
Nhưng
người Thái Ngọc Chiến không cúng cá chép sống, mà đem cá làm sạch và giảng trên
bếp (để cá tự khô dưới nhiệt độ của bếp củi); đợi đến giao thừa hoặc sáng sớm
ngày mùng một, chủ nhà mới đưa lên bàn thờ để cúng ông Táo. Đây là một loại lễ vật không
thể thiếu trong lễ cúng giao thừa hoặc sáng ngày mùng một.
Theo quan niệm
của người dân ở đây, vào giờ đầu của năm mới, khi gia chủ làm lễ cúng tổ tiên
thì hồn vía của họ cũng theo hương khói mà lên trời, vì vậy họ phải chuẩn bị những
của ngon vật lạ để dâng lên ông bà, tổ tiên, ông cụ (Ngọc hoàng, ô Táo), trong
đó, món cá chép giảng được coi là một lễ vật đặc sản, ngon, sạch mà thanh
tao...
Ngọc chiến thật
đẹp, người Ngọc Chiến thật lạ... đã trải qua hàng ngàn năm thiên di đến vùng đất
này, vậy mà những nét văn hóa truyền thống vẫn được lưu giữ.
0 comments:
Post a Comment